Kiến Trúc Có Phải Là Một Môn Nghệ Thuật?
Xin chào các bạn,cách đây một thời gian tôi có đọc được một bài báo trên trang web chuyên về kiến trúc của nước ngoài là archdaily với tiêu đề “Tại sao kiến trúc không phải là một môn nghệ thuật (và không nên là một môn nghệ thuật)“. Với mục đích lập trang này ngoài việc để hiện thực hóa lý tưởng của bản thân(tôi xin phép đề cập trong những bài viết sau),Tôi muốn đưa nó trở thành một nơi cho những người yêu thích kiến trúc nói riêng và cái đẹp nói chung bàn luận và giao lưu.Tôi xin dịch lại bài viết đó và nói lên một số quan điểm của riêng mình để các bạn tiện tìm hiểu và đánh giá.:
“Những năm gần đây có rất nhiều cuộc thảo luận về điều gì là mục đích sau cùng của kiến trúc ,rằng nó phải trả lời được những câu hỏi trong phạm vi từ sáng tạo hình thức (form) cho đến giải quyết những vấn đề tiêu cực của xã hội.Nhưng theo Lance Hosey, có lẽ định nghĩa ít hữu dung nhất từ trước đến nay là “Kiến trúc là một môn nghệ thuật”. Trong bài viết này,đơn giản là đăng lại từ blog của anh ấy là Huffington Post, Hosey tranh luận rằng việc thiết kế ý tưởng kiến trúc như một hình thức của nghệ thuật không chỉ làm mê muội cộng đồng mà còn tiềm ẩn nguy hại cho xã hội.
Vào tháng 7, tôi đã viết rằng những kiến trúc sư sử dụng đặc điểm hình thể của phụ nữ như Marilyn Monroe hay Beyoncé như “cảm hứng”cho những công trình. Họ đã làm đơn điệu cả phụ nữ và kiến trúc. Nhiều người đọc không thích ý kiến này ,một người phản đối rằng: ”Bất cứ ai phàn nàn về điều mà một nghệ sĩ lấy cảm hứng thì đều không hiểu nghệ sĩ hay nghệ thuật là gì”, hay “Có vấn đề gì trong chuyện lấy hình tượng phụ nữ cho cảm hứng nghệ thuật chứ !”, một người khác lại cho hay: ”tôi chẳng thể nghĩ được cái gì có thể đẹp hơn thế”và một người nữa: ”Âm nhạc, xây dựng, hội họa hay bất cứ môn nghệ thuật nào đều không giảm giá trị, Nó đẹp.”
Thông điệp: Kiến trúc là nghệ thuật, và dù nghệ sĩ lấy cảm hứng ở đâu thì cũng không thể tranh cãi,vì nó mang tính cá nhân của nghệ sĩ. Đương nhiên không chỉ các độc giả của Huffington post có cái nhìn này. ”Kiến trúc là nghệ thuật ,không phải là cái gì khác”Kiến trúc sư Philip Johnson đã từng công nhận điều đó.và người dành giải thưởng Pritzker Richard Meier claims cũng cho rằng kiến trúc thực sự là “Một môn nghệ thuật vĩ đại nhất “. Năm 2011, Tổng thống Obama đã cho rằng kiến trúc tự thân nó đã là một tác phẩm nghệ thuật mà chúng ta có thể đi xuyên qua hay sống trong nó. Và giải thường kiến trúc Chicago diễn ra hai năm một lần, từ tháng 10 cho đến tháng 1 được xem như “sự vinh danh với nghệ thuật kiến trúc “.
Nếu kiến trúc là nghệ thuật,vậy nghệ thuật là gì?
“Nghệ thuật như những điều ta đã hiểu khái quát về nó là một phát minh hai trăm năm tuổi của châu âu,Larry Shiner đã viết trong The Invention of Art (2003), Khởi đầu từ Latin ars và Geek techne (ars and techne là tiếng latin có nghĩa là nghệ thuật và công nghệ, có thể hiểu ở đây là nghệ thuật của Latin và công nghệ của Hy lạp). Những từ này có ý nghĩa với bất cứ nghề gia công nào. từ đồ gỗ tới kim chỉ, được thể hiện bằng kĩ năng. Ở châu âu thế kỉ 18, từ trình độ thực tập cho đến bí truyền: ”The fine arts(những môn nghệ thuật áp dụng cho các mục đích thực tiễn) như cách chúng ta gọi nó ngày nay là một hoạt động mang tính chất cảm hứng,thiên bẩm,để tự hưởng thụ trong khoảnh khắc của những sở thích tinh tế . ”Nghệ thuật vì lợi ích của nghệ thuật’.Hiểu rộng ra, Kiến trúc vì lợi ích của kiến trúc.
” Hãy dừng băn khoăn về kiến trúc và nghệ thuật” Patrik Schumacher, cộng sự của ZAHA HADID đã yêu cầu như vậy trên social media năm 2014. ”Kiến trúc sư là đảm nhiệm Hình thái của hệ sinh thái công trình (The built environment,nó bao gồm các cơ sở ,công trình phục vụ hoạt động của con người như cấp điện,nước,giao thông đi bộ và cơ giới,cây xanh cảnh quan,chăm sóc sức khỏe,ăn uống…), không phải những gì bản thân công trình chứa đựng…Kiến trúc không phải một môn nghệ thuật mặc dù hình thức của nó là sự đóng góp đặc trưng của chúng ta tới sự phát triển của xã hội, Chúng ta cần hiểu cách mà các hình thức mới tạo nên sự khác biệt cho sự phát triển của nền văn minh nhân loại.”
Schumacher bộc lộ tính kiêu ngạo chung nhất giữa các kiến trúc sư. Chúng ta tự cho rằng “hình thức mới”làm lợi cho”sự tiến hóa của nhân loại”hay “tiến trình của nền văn minh”. Mặc dù hiếm khi chúng ta tự giải thích là bằng cách nào. Trớ trêu là hầu hết những kiến trúc sư nổi tiếng thường sử dụng những hình khối kì cục cho những mục đích trái ngược-để tuyên truyền những sở thích cá nhân của họ. Và điều này chính xác là lý do tại sao kiến trúc được xem như một môn nghệ thuật. ”Trong thế giới phương tây” viết bởi writes Priscilla Frank,biên tập viên nghệ thuật và văn hóa của Huffington post . ”Nghệ thuật và sự tự đề cao bản thân thường được cho là song hành với nhau.”. About.com,được biết đến như “nguồn nội dung chuyên môn lớn nhất trên internet” đã đưa lại :”Nghệ thuật thường là về sự tự cao”. PBS cũng đồng tình :”Bản chất của nghệ thuật là đề cao tính cá nhân”.
The Spectator gần đây gọi Hadid là “nhà vô địch của những kiến trúc mang tầm nhìn cá nhân hơn là lợi ích cộng đồng”. Fast Company đã gọi Frank Gehry,một trong những kiến trúc sư nổi tiếng nhất thế giới,là hiện thân của kiến trúc tự biểu hiện và bản thân Gehry đã bảo vệ “giá trị của sự tự biểu hiện “như là “một giá trị cơ bản”. Năm nay, the Architectural Review(trang đánh giá kiến trúc) đã công khai chỉ trích các dự án gần đây của những kiến trúc sư “được cho là đã khoe khoang ngạo mạn cái quyền ưu tiên của họ ,làm ảnh hưởng tới bối cảnh chung…Tuyên bố thay thế cái bản ngã cho tự biểu hiện là đúng của một starchitect xỉ vả tất cả các nguyên tắc(một từ kết hợp để chỉ một người nổi tiếng trong giới kiến trúc trên thế giới với đặc điểm các công trình của họ là dễ nhận biết, dựng lên như một biểu tượng nổi bật trong ngữ cảnh hay không gian xung quanh.theo wiki là nó bị ảnh hưởng bởi lý thuyết avant-gardist).
Xét đến điều này, khi những công trình sư Trung Quốc bắt đầu sao chép một trong những thiết kế của Hadid một vài năm trước, bà ấy phải nhờ tới luật pháp can thiệp khi có những nhà thiết kế với những tình huống tương tự. Còn nữa, nếu những kiến trúc hình thức thật sự có ý nghĩa với lợi ích xã hội, như Hadid và các cộng sự của mình tự nhận, thì có lẽ càng nhiều hình thức đồng nghĩa với càng nhiều lợi ích. Vậy tại sao lại phản đối một bản sao của nó?. Điều tồi tệ nhất, những nhà thiết kế đã sẵn nhận được đền bù rồi. vậy điều nguy hại là gì ?. Họ thật sự không muốn cho đi ý tưởng như Elon Musk đã làm với Tesla’s IP ?
Có lẽ”hình thức mới” ít mang tính xã hội hơn sự tự tôn vinh chính nó. Như Frank Zappa diễn tả :”Art is making something out of nothing and selling it.”(tạm dịch là nghệ thuật là làm điều gì đó của cái không tồn tại và bán nó).
Nguồn:http://www.archdaily.com/783412/why-architecture-isnt-art-and-shouldnt-be
Trên là toàn bộ bài báo mà tôi đã đọc được và tôi thấy bài viết phê phán kiến trúc mang nặng hình thức là đúng,dù một số chỗ hơi phiến diện. Nhưng tôi hoàn toàn không đồng ý với tác giả bài này, ở chỗ tôi vẫn cho rằng kiến trúc là một môn nghệ thuật, nhưng không phải là ở hình thức, đối với tôi kiến trúc là một môn nghệ thuật của cách sống . cũng như tính cách biểu hiện một phần qua quần áo vậy,kiến trúc cũng phản ánh tính cách của chủ nhân,và một thiết kế tốt là phải hạn chế những thói quen xấu, phát huy những thói quen tốt cho người sử dụng,…còn rất nhiều thứ nếu muốn nói kĩ hơn, quan trọng nhất là kiến trúc cũng giống các môn nghệ thuật khác đều mang trong mình một nhiệm vụ : Hướng con người đến cái đẹp.
Đó cũng là nhiệm vụ của cuộc đời mà tôi tìm ra qua những tháng ngày gắn bó với kiến trúc, tất cả mọi cuộc chiến tranh xung đột, biến đổi khí hậu toàn cầu,hay những tiêu đề bài báo làm bạn thót tim có khi nhiều đêm mất ngủ như cướp,hiếp,giết sẽ không xảy ra nếu ai cũng biết và yêu cái đẹp, cái đẹp ở đây mang nghĩa rất rộng, không chỉ đẹp thể chất, tâm hồn mà là cách sống cách nhìn nhận cuộc đời, tôi sẽ nói rõ hơn trong những chia sẻ lần sau của mình.Rất nhiều kts đã đi trước hay làm điều tương tự để giải quyết những vấn đề xã hội đó như có người thì trồng cây trên mọi công trình,có người lại tập trung vào tính thẩm mỹ. Nhưng tôi muốn giải quyết bản chất của vấn đề.đó là yếu tố con người. Nhưng một cánh én không làm nên mùa xuân, tôi hi vọng sẽ truyền cảm hứng cho mọi người vì như câu nói trong một cuốn sách mà tôi rất thích :BẠN KHÔNG CẦN PHẢI LÀ KIẾN TRÚC SƯ ĐỂ TỰ THIẾT KẾ CUỘC ĐỜI MÌNH.
ĐÀM MẠNH LINH.